Kiến thức cơ bản về phân hóa hoc


Phân hóa học, còn gọi là phân khoáng hoặc phân vô cơ, là những hợp chất ở dạng hóa học chứa một hoăc nhiêu chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, được chế tạo bởi công nghệ.

Các loại phân hóa học thường dùng là phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phân trung lượng, phân vi lượng và các loại phân bón lá. 


1/ PHÂN ĐẠM (Phân bón chứa N):


Phân đạm là tên gọi chung các loại phân đơn cung cấp chất đạm (N) cho cây. Các loại phân thường dùng là:
- Urê [CO(NH2)2]
 Chứa 44-48% N nguyên chất, là loại phân có tỉ lệ N cao nhất và được dùng phổ biến nhất hiện nay. Có loại dạng tinh thể, có loại dạng viên, màu trắng, màu vàng (Urê Agrotain), hạt xanh (Urê NEB-26), không mùi, dễ hút ẩm. Urê có thể dùng cho các loại cây trồng và các loại đất, thích hợp đất chua phèn. Trong quá trình sản xuất urê thường tạo thành chất Biurea [NH2NH(CO2)], là một chất độc hại với cây. Tỉ lệ Biurê trong phân urê không được quá 3%. Phun cho lá nên dùng loại phân có hàm lượng Birurrea dưới 0,25% đối với các cây có múi, dưới 1,5% với ngô, đậu nành.
- Đạm sunfat [(NH4)2SO4] – còn gọi là phân SA:
          Chứa 20-21% N nguyên chất và 23% S. Dạng tinh thể mịn, màu trắng ngà hoặc xám xanh, có mùi amoniac (mùi khai nước tiểu) vị mặn và hơi chua, dễ hút ẩm. Có thể bón cho nhiều loại cây trồng, trên nhiều loại đất không chua phèn. Nếu đất chua phèn phải bón thêm vôi, lân mới bón đạm sunfat. Một số cây như đậu, ngô, cần nhiều S, bón phân SA rất tốt. SA cũng dùng cho các loại đất đồi, đất bạc màu thường thiếu S.
- Đạm amôn nitrat (NH4NO3):
          Chứa 33-35% N nguyên chất ở cả 2 dạng NH4+ và NO3-. Dạng tinh thể, màu vàng xám, dễ chảy nước. Là phân sinh lý chua, thích hợp với cây trồng cạn như bắp, thuốc lá, bông, mía…
- Đạm clorua (NH4Cl):
chứa 24-25 % N nguyên chất. Dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà, ít hút ẩm, tới rời dễ bón. Là loại phân sinh lý chua, nên bón kết hợp với phân lân. Vùng khô hạn, đất chua phèn và mặn không nên bón vì đất sẽ tích lũy nhiều Clo làm cây dễ bị ngộ độc. Không bón cho thuốc lá, chè, khoai tây, hành tỏi, bắp cải, vừng…vì có Clo không thích hợp.
- Canxi nitrat [Ca(NO3)2] – còn gọi là Nitrat canxi:
          Chứa 15,5% N và 36% Ca. Dạng tinh thể, màu trắng. Là loại phân cung cấp cho cây trồng cả đạm và canxi nên rất hiệu quả, nhất là với cây trồng cạn, cây ăn quả và  trên những loại đất cát, thích hợp bón cho đất chua, đất phèn, đất mặn. Dùng bón lót, bón thúc hoặc hòa tan để phun qua lá.
          Ngoài ra còn một số loại phân đạm khác như Natri nitrat (NaNO3), Canxi cyanamite (CaCN2). Phân đạm chủ yếu dùng bón thúc, có thể bón lót một lượng ít, cần bón cân đối với lân (P) và kali (K).

2/ PHÂN LÂN (Phân chứa P):

          Phân lân có hai loại là phân lân tự nhiên (như Apatit, Phosphorit) và phân lân chế tạo (như Super lân, Lân nung chảy). Hàm lượng lân trong phân được tính dưới dạng P2O5. Một số dạng phân lân thông dụng như :
- Apatit :
          Chứa 30-32% P2O5, ngoài ra có Canxi và nhiều chất khoáng khác, dạng tinh thể. Dùng bón cho đất chua, đất phèn, đất úng trũng nghèo lân. Hàm lượng lân cao nhưng khó tiêu nên cần kết hợp với các phân lân dễ tiêu khác.


- Phosphorit :
- Hàm lượng lân tổng số biến động lớn, bột Phosphorit ở nước ta chứa 8-12% P2O5, thấp hơn Apatit, chứa nhiều sắt và nhôm. Sản xuất bằng nghiền nhỏ quặng Phosphorit. Dùng cho đất chua, phèn, úng, trũng, ủ với phân chuồng, thích hợp cho các cây họ đậu.

          Chất lân trong các phân lân tự nhiên chủ yếu ở dạng khó tiêu nên phải bón lót sớm, thường dùng cho đất chua phèn và ngập úng.
- Super lân Ca(H2PO4).H2O 
          Có hai loại là Super lân đơn (SSP) chứa 17-18% P2O5 + 12% S và Super lân kép (TSP) chứa 37-47% P2O5. Phân ở dạng bột mịn, xám, mùi chua, dễ hút ẩm.
          Lân có trong super lân phần lớn ở dạng dễ tiêu, hiệu quả nhanh, thích hợp với nhiều loại cây, loại đất. Tuy vậy, trên đất chua phèn nên bón phối hợp với vôi và các loại phân lân khác (như lân nung chảy). Dùng ủ với phân chuồng rất tốt.
      
- Lân nung chảy
          Còn gọi là Tecmophosphate (TMP) hoặc Phosphat canxi magiê (FMB).
Chứa 18-20% P2O5 + 28-30% Ca + 17-20% Mg + 24-30% Si. Ngoài ra còn chứa vi lượng sắt, đồng, molipden, mangan, coban. Dạng bột rời màu xanh xám, ít tan trong nước, dễ tan trong axit, không chua. Sử dụng thích hợp cho đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long, đất đồi núi Đông Nam Bộ và miền Trung, đất bạc màu. Đất càng chua phèn hiệu quả phân Lân nung chảy càng cao.
          Ngoài các loại phân lân phổ biến trên, còn có phân Magiê amon phosphate chứa 30-45% P2O5 + 6-9% N + 10-15% Mg, là loại phân phức hợp có hiệu quả cao.
          Phân lân chủ yếu dùng bón lót, phân dễ tiêu như Super lân có thể dùng bón thúc. Tùy loại đất chua ít hay nhiều mà chọn loại phân lân thích hợp.

3/ PHÂN KALI (Phân chứa K):

          Hàm lượng kali trong phân được tính dưới dạng K2O.
- Kali clorua (KCl): còn gọi là Muriate of Potash, viết tắt là MOP.
          Chứa 50-60% K2O. dạng bột màu hồng như muối ớt, có dạng màu trắng như muối bọt, dễ hút ẩm, vón cục. Là loại phân chua sinh lý. Bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất, thích hợp với cây dừa (vì dừa ưa chất Clo) không bón cho đất mặn và cây không ưa Clo (như các cây có củ, thuốc lá, cà phê, Sầu riêng vì Clo ảnh hưởng đến hương vị).
- Kali sunfat (K2SO4): còn gọi là Sunfat of Potash, viết tắt là SOP.
          Chứa 45-50% K2O và 18% S, dạng tinh thể mịn, màu trắng, ít hút ẩm nên ít vón cục. Là loại phân sinh lý chua, dùng nhiều năm làm tăng độ chua của đất. thích hợp với nhiều loại cây trồng như các cây có dầu, cải, thuốc lá, chè, cà phê… không dùng nhiều năm trên đất chua.
- Kali nitrat (KNO3):
          Chứa 46% K2O và 13% N. Dạng kết tinh, màu trắng. Là loại phân quí, đắt tiền nên thường dùng phun lên lá hoặc bón gốc cho các cây có giá trị kinh tế cao. Phun lên lá ở nồng độ thích hợp còn kích thích cây ra hoa sớm và đồng loạt. Những cây mẫn cảm với Clo như thuốc lá, sầu riêng, cây hương liệu, dùng KNObón gốc có hiệu quả tốt, không dùng KCl.

Xem thêm : sử dụng phân bón hữu cơ trong việc trồng rau sạch
- Kali magiê sunfat: K2SO4.MgSO4.6H2O:
          Chứa 20-30% K2O + 10-15%MgO + 16-22% S. Sử dụng cho tất cả các cây trồng trên các loại đất, thích hợp cho đất chua, xám, bạc màu, đất cát thường ít Magiê và các cây trồng trên các loại đất, thích hợp cho đất chua, xám, bạc màu, đất cát thường ít Magiê và các cây trồng có nhu cầu Magiê cao như các loại cây ăn quả, rau,… chủ yếu dùng phun lên lá, cũng có thể bón vào gốc.
- Kali phosphate (KH2PO4) hay còn gọi là MKP:
          Chứa 35% K2O và52% P2O5. Có thể dùng cho các loại cây trồng trên các loại đất, bón xuống đất hoặc phun lên lá. Do giá thành khá cao nên ưu tiên phun lên lá để có hiệu quả kinh tế cao, có thể kích thích cây ra hoa sớm và đồng loạt, tỉ lệ đậu quả cao.

4/ PHÂN HỖN HỢP (Gồm NPK + trung vi lượng):

Phân hỗn hợp còn gọi là phân NPK + TE, do hai hay nhiều loại phân đơn trộn chung cùng các nguyên tố vi lượng (TE) với nhau bằng phương pháp cơ giới hoặc phức hợp dạng 1 hạt. Ngoài các yếu tố N, P, K còn có thêm cả Mg, Ca, S và vi lượng (TE).
- Phân PK
          Trộn Super lân với KCl theo tỉ lệ 0:1:3 (55% Super lân và 45% KCl) hoặc 0:1:2 (65% Super lân và 32-35% KCl). Loại tỉ lệ 0:1:2 chứa 5,8% P2O5 và 11,75% K2O. Dùng cho đất bạc màu, cát nhẹ thiếu kali và cây có củ cần nhiều kali như khoai tây, khoai lang.
- Phân NP
          Trộn Super lân với Sunfat amon, có tỉ lệ 1:1:0, chứa 18% N và 18% P2O5. dạng viên khô rời. bón cho đất có hàm lượng kali cao như đất phù sa, đất phèn.
- Diamophos (DAP)
          Công thức hóa học là (NH4)HPO4. Trộn Super lân kép với Sunfat amon, có tỉ lệ 1:2, 6:0. Chứa 46% P2O5 và 18% N có hàm lượng lân dễ tiêu cao và đạm, không làm chua đất, dùng cho lúa và nhiều loại cây cạn, thích hợp vùng đất phèn, đất bazan. Ít dùng cho đất thiếu kali như đất xám bạc màu, cát nhẹ, ít dùng cho cây lấy củ.
- Phân NPK + TE:
          Hiện có nhiều loại phân hỗn hợp NPK với nhiều tỉ lệ khác nhau & được phối trộn với vi lượng (TE), thích hợp cho từng loại đất và từng loại cây. Ví dụ : Phân NPK 25-5-5 + TE; NPK 16-8-16 + TE; NPK 8-16-16 + TE; NPK 12-6-18 ; NPK 18-6-12; NPK 12-12-17. Phân hỗn hợp NPK có thể có 3 màu  hoặc một hạt (một màu) ví dụ phân của Nhà máy phân bón Bình Điền như 15:15:15 + TE, 20:20:15 + TE , 16:16:8 + TE,…


Nhận xét