Bón đạm cho lúa vào thời kì nào là tốt nhất ?

Vào mùa vụ đông xuân cây lúa thường bị nghẹt rễ và thối rễ do thời tiết vì vậy nhiều bà con nông dân đang phân vân không biết bón đạm cho lúa vào thơi ki nào là tốt nhất để giúp cho cây lúa tăng khả năng chống chịu đạt hiệu quả nông xuất cao . Vì vậy các kỹ sư nông nghiệp công ty CP phân bón hữu cơ hướng dẫn bà con các phương pháp sau


Đặc tính chung về cây lúa


- Cây lúa là cây lương thực chủ yếu và quan trọng trên thế giới. Lúa có thể gieo trồng trong điều kiện nhiệt đới và á nhiệt đới.
+ Cây lúa có thể sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ từ 10-400C, nhiệt độ thích hợp nhất 22-300C ( thấp hơn 150C gây hại cho lúa).
+ Thời gian chiếu sáng ngắn 9-10 giờ/ngày có tác dụng rõ đối với việc xúc tiến quá trình làm đòng và trỗ bông.

Xem thêm : Bón phân hữu cơ từ việc phối trộn phân thành phẩm
+ Lúa có yêu cầu về nước đặc biệt, trong đất ngập nước cây lúa được cung cấp nước thuận lợi nhất và cho năng suất cao, ổn định nhất.
+ Thời vụ gieo cấy ở đồng bằng Bắc Bộ có 2 vụ chính , mỗi vụ chia ra các trà cấy sớm, chính vụ và muộn. Vụ mùa có thời vụ cấy từ  25/6-25/8. Vụ xuân có thời vụ cấy từ 15/1-5/3.
+ Thời gian sinh trưởng của cây lúa thay đổi từ 90 đến 180 ngày. Đối với các giống lúa thường có thời gian sinh trưởng sinh thực khoảng 60 ngày ( thời kỳ làm đòng khoảng 30 ngày, thời kỳ chín khoảng 30 ngày). Sự khác nhau của các giống lúa về thời gian sinh trưởng chủ yếu ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng. Lúa cấy thường chín muộn hơn lúa gieo thẳng khoảng 7-10 ngày do phải mất thời gian bén rễ.

Quá trinh sinh trưởng và phát triển 


- Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng: tính từ lúc gieo mạ đến bắt đầu làm đòng
+Giai đoạn mạ kéo dài  khoảng 20 ngày từ khi gieo mạ đến khi cây có 4-5 lá
+ Giai đoạn đẻ nhánh kéo dài 40 ngày từ khi cấy đến khi bắt đầu có đòng ( 10-13 ngày đầu là giai đoạn bén rễ hồi xanh, 20 ngày tiếp theo là giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu - ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành số bông).
- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: bắt đầu từ lúc làm đòng đến khi thu hoạch
+ Giai đoạn làm đòng, trỗ bông, hình thành hạt quyết định các yếu tố cấu thành năng suất: số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt - là thời kỳ có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến năng suất  thu hoạch.

Phương pháp bón phân cho lúa khi lúa sau khi cấy 

Để giúp bà con nông dân sử dụng phân bón cao trong thơi kỳ sau khi cấy . hiện nay công ty CP hữu cơ miền trung đã ra mắt sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân chuyên dùng bón lót với thành phần hỗn hợp NPK 
Bón lót khi trong giai đoạn sinh trưởng
Cây lúa sẽ hấp thu khá nhiều lân trong giai đoạn sinh trưởng đầu,  do vậy phân lân cần phải được bón lót toàn bộ hoặc bón lót và bón thúc sớm nên bón rải đều trên mặt ruộng trước khi cày bừa lần cuối để tiến hành gieo cấy.
Nên bón lót nhiều phân kali đối với: giống lúa ngắn ngày, giống lúa đẻ nhánh nhiều, lúa có hiện tượng bị ngộ độc sắt, hay mưa nhiều, ngập nước, thời tiết lạnh
Lượng đạm để bón lót cho lúa là 1/3 số lượng phân bón. Nếu cấy bằng mạ già, các giống lúa ngắn ngày thì lượng đạm cần bón sẽ nhiều hơn.
Bón bằng phân đạm cộng thêm với một phần phân lân. Thời gian bón thúc để cây lúa đẻ nhánh vào khoảng 15-20 ngày sau khi cấy
 Đối với đất phèn hoặc đất quá chua khả năng cố định lân của đất rất mạnh thì bón thúc lân cho lúa là rất cần thiết nhằm hạ độ phèn và độc tố trong đất, cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho lúa. Nên dùng các dạng lân hạt để tránh bám dính gây cháy lá.
Nên dành 1/2 -2/3 lượng đạm còn lại để bón thúc giai đoạn đẻ nhánh giúp lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung và cũng để giảm lượng phân lót, tránh mất đạm. Ở các trường hợp: cấy giống dài ngày, giống lúa ngắn ngày, đẻ nhánh nhiều, nhiệt độ khi gieo cấy cao cần bón thúc nhiều đạm

Bón thúc khi lúa lên đòng đòng 

+ Bón thúc đòng cho lúa thường sử dụng phối hợp phần phân đạm và kali còn lại. Bón đòng tốt nhất là bón sau khi gieo cấy 40-45 ngày.
 + Khi bón ít đạm thì bón thúc đòng là một kỹ thuật quan trọng để năng cao hiệu suất phân đạm và là thời kỳ bón đạm có hiệu quả nhất. Những giống đẻ ít, bông to, năng suất dựa vào số hạt trên bông thì cần phải chú trọng vào đợt bón đón đòng và nuôi hạt để tạo được bông to, nhiều hạt chắc, đạt năng suất cao. Khi đã bón lót được nhiều cũng có thể không cần bón thúc đẻ mà chỉ cần bón thúc đòng. Bón đủ phân lót và thúc đẻ nhánh có thể không bón phân đòng. (Dựa vào việc chuẩn đoán lá để xác định nhu cầu bón phân cho lúa)
Ngoài các phương pháp bón đạm cho lúa trên nếu bà con có thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi với các kỹ sư nông nghiệp sẽ hướng dẫn bà con làm thế nào để đạt năng suất cao và có một vụ mùa bội thu
Nguồn : huucomientrung.com.vn




Nhận xét