Phương pháp trồng và chăm sóc khoai tây bằng phân bón hữu cơ

Áp dụng phương pháp kỹ thuật trồng khoai tây bằng việc chăm sóc cây khoai tây đúng cách bằng cáchh bón phân bón hữu cơ theo tiêu chuẩn Vgap sẽ mang lại hiệu quả cao cho bà con nông dân.

Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh trong việc trồng cây khoai tây

Khoai tây được xếp vào nhóm cây vụ đông ưa lạnh, thời vụ gieo trồng từ 15/10 đến 10/11. Khoai tây dễ trồng và có giá trị kinh tế cao, lại thích hợp vụ đông. Có thể trồng trên đất ruộng, đất phù sa ven sông, suối thành phần cơ giới nhẹ thoát nước và giữ ẩm tốt. Khoai tây có thể trồng nguyên cả củ hoặc trồng bằng miếng bổ, nhiều nơi bà con nông dân trồng bằng miếng bổ để tiết kiệm củ giống, giảm chi phí đầu tư ban đầu.

Có 2 cách bổ, bổ củ theo cách truyền thống chấm xi măng khô, cách này đơn giản nhưng củ giống dễ bị thối nếu sau khi trồng gặp mưa. Bổ củ theo phương pháp cắt dính, tuy có kỳ công hơn nhưng tỷ lệ củ giống không bị thối sau khi trồng cao.
Phương pháp bổ củ chấm xi măng: Trước khi trồng 1 - 2 ngày tiến hành bổ củ giống, chỉ bổ những củ giống to có nhiều mầm. Tốt nhất bổ theo chiều dọc củ để chất dinh dưỡng được phân bố đều trên các miếng bổ tạo độ đồng đều của cây sau khi trồng
Phương pháp cắt dính: Cắt dọc củ theo chiều của mầm đỉnh để tiết diện miếng cắt là nhỏ nhất. Miếng cắt tuyệt đối không được cắt rời mà phải còn dính với nhau khoảng 2 - 3mm, không được bẻ rời sau đó. Cắt củ xong phải áp ngay 2 miếng cắt còn dính liền lại xếp vào khay hoặc rổ rá. Tuyệt đối không được cho vào bao hoặc túi ẩm.
Không cần xử lý củ giống sau cắt với bất kỳ hóa chất nào. Mỗi củ giống chỉ nên căt đôi không nên cắt 3 hoặc 4. Sau khi cắt, củ giống phải được bảo quản trong điều kiện khô ráo, thoáng khí, nhiệt độ từ 18 - 20 độ C. Thời gian để miếng cắt lành lại vết thương khoảng từ 7 - 10 ngày. Trước khi trồng 1 - 2 ngày nên tách rời hẳn miếng cắt để vết thương lành hoàn toàn.

Giai đoạn bón phân hữu cơ

Đối với những giống cây lấy củ  như cây khoai tây thì độ tơi xốp cũng như độ ẩm cực kỳ quang trọng trong quá trình đâm tia tạo củ. Vì vầy cần tăng cường việc bón phân hữu cơ cụ thể như sau
Bón lót trước khi trồng từ 40 đến 50kg/sào 500m2 phân bón hữu cơ vi sinh Năm Tốt I. Hoặc bón kết hợp 25-30kg HCVS Năm Tốt I cùng 7-10kg chuyên lót.
Sau khi trồng từ 10 -15 ngày sau trồng tiến hành tưới nhử phân đạm cho cây lên bằng cách hòa loãng phân đạm 1-1,5kg ure/sào tưới cho cây con
Thúc lần 1.( sau trồng từ 20 -25 ngày khi cây cao từ 15-20cm) rạch giữa luống + lên luống với lượng phân bón 15kg HCVS Năm Tốt I + 10-12kg NPK chuyên thúc
Thúc lần 2: sau trồng từ 40-45 ngày hòa nước tưới 7-8kg Kaliclorua/sào kết hợp vun nhẹ

Giai đoạn chăm sóc khoai tây khi sinh trưởng

Tưới nước: Với ruộng phẳng áp dụng tưới rãnh để nước tự thấm vào đất vừa đủ hết nước ở rãnh hoặc khi nước ngấm đều khắp ruộng tháo cạn, nếu ruộng có nước phải tháo kiệt, không để nước đọng ở rãnh luống.
Tưới rãnh 3- 4 lần trong một vụ khoai tây. Khi phát hiện trên ruộng có bệnh héo xanh thì không tưới rãnh. Với ruộng không bằng phẳng, xa nguồn nước áp dụng tưới phun mưa, tưới trực tiếp vào gốc. Khi cây chưa mọc cần tưới nhẹ tránh làm hỏng củ giống. Tưới đủ ẩm, không làm dập gẫy thân lá. Giữ độ ẩm đất khoảng 75-80% (hơi thâm đất). Sau trồng 75 ngày đến thu hoạch không được tưới nước.
Che phủ: Khi cây cao 20-25 cm phủ bổ sung thêm rơm rạ đảm bảo dộ dày 10-12cm, phủ kín cả mặt và 2 bên mép luống, dùng đất cày làm rãnh đè lên rơm rạ cho rơm rạ không bị bay.

Áp dụng phương pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây khoai tây

Sâu khoang: Khi khoai tây mọc đều tiến hành làm bả chua ngọt cắm trên ruộng để diệt sâu trưởng thành; Cắm 200-250 bả/ha (khoảng 10 bả/sào), cắm bả liên tục trên ruộng, khi bả bị khô cần bổ sung thêm dung dịch của bả.
Bệnh mốc sương: Bệnh hại mạnh từ tháng 12 đến tháng 2. Bệnh phát sinh gây hại mạnh ở điều kiện ẩm độ cao, trời có sương mù hoặc mưa phùn.
Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện bệnh với tỷ lệ 3-5, trời có sương mù hoặc mưa phùn phải phun thuốc phòng trừ bệnh bằng một trong các loai thuốc sau: Ridomil Gold 68WP, Kocide 46.1WG, Zineb Bul 80WP,...
Bệnh vi rút: Bệnh lan truyền bệnh nhờ côn trùng môi giới (bọ phấn, rệp đào. Khi trên ruộng có cây bị bệnh cần nhổ bỏ đem tiêu hủy và phun thuốc trừ bọ phấn, rệp.
Bệnh héo xanh (héo rũ): Biện pháp phòng trừ: dùng củ giống sạch bệnh, không tưới nước ngập luống, không bón thừa phân đạm, ruộng trồng khoai tây nên luân canh với lúa nước. Nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu huỷ.
Nguồn tin : Hữu cơ miền trung


Nhận xét

Đăng nhận xét